Úc đã ra lệnh cấm xuất khẩu gia súc cho một công ty của Việt Nam (VN) và cấm cung cấp cho nhiều lò giết mổ ở Hải Phòng vì nghi ngờ ngược đãi động vật (như dùng búa tạ để đập đầu các con vật), vi phạm quy định ESCAS (quy định xuất khẩu theo chuỗi đảm bảo).
Nhiều ý kiến cho rằng thông tin trên sẽ ảnh hưởng đến thị trường thịt bò trong nước , cụ thể giá thịt bò sẽ tăng vì thiếu hụt nguồn cung. Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Công ty Vissan, cho biết hiện nay bò Úc nhập khẩu vào VN đều được Úc kiểm tra, giám sát. Ví dụ, một tàu vận chuyển về VN 15.000 con bò, đưa đi đâu giết mổ đều được họ kiểm soát kỹ nhằm đảm bảo sao cho bò được chết một cách êm ái nhất. Tuy nhiên, vừa qua họ phát hiện số bò của một công ty tại Hải Phòng khi đưa về các tỉnh phía Bắc đã vi phạm về giết mổ nhân đạo. Sau đó Úc đã quyết định như trên.
Tuy vậy, theo ông Mười, các hoạt động xuất khẩu bò từ Úc sang TP.HCM, Đồng Nai… vẫn bình thường vì đạt tiêu chuẩn ESCAS. Theo tiêu chuẩn này, khâu giết mổ phải đảm bảo tính nhân đạo. “Các công ty, cơ sở giết mổ đạt tiêu chuẩn được Úc cấp giấy chứng nhận như Vissan thì không bị ảnh hưởng vì vẫn được nhập bò từ Úc về bình thường” - ông Mười cho biết thêm.
Trong khi đó, một công ty thực phẩm dự báo lệnh cấm của Úc có thể ảnh hưởng đến giá thịt bò vì VN là nước nhập khẩu bò Úc lớn thứ hai thế giới, bò Úc hiện chiếm lĩnh siêu thị Việt. “Nếu tình trạng giết mổ bò không đáp ứng tiêu chuẩn tiếp tục tái diễn, phía Úc có thể phải tạm dừng toàn bộ việc xuất khẩu bò sống sang VN. Điều này sẽ gây thiệt hại lớn cho các cơ sở giết mổ chế biến đã được trang bị dây chuyền hiện đại, tuân thủ quy trình giết mổ nhân đạo và người tiêu dùng cũng chịu thiệt” - đại diện doanh nghiệp (DN) trên cảnh báo.
Song vị đại diện DN này cũng lưu ý rằng thịt bò hiện chỉ chiếm khoảng 10%-15% thị trường thịt, còn thịt heo chiếm 70% và thịt heo vẫn là lựa chọn chính của người tiêu dùng Việt. Do vậy, nếu thịt bò tăng giá thì thịt heo, gà, vịt… sẽ bù vào và tiêu thụ tốt hơn, cho nên không nên quá lo lắng.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cũng cho biết nước nào cũng cấm việc vi phạm giết mổ nhân đạo, do đó DN VN vi phạm và bị phạt là đúng. “Cục đang cùng đại sứ quán VN tại Úc kết nối với chính phủ Úc tìm ra những cơ sở giết mổ lậu, vi phạm giết mổ nhân đạo để xử phạt nghiêm và kiểm soát chặt tình trạng này” - ông Dương khẳng định.
Theo thống kê, nhu cầu thị trường VN hiện trên 3.000 con bò thịt mỗi ngày, riêng TP.HCM là 600 con. VN phải nhập nhiều bò Úc vì nguồn cung trong nước thiếu. Ngoài ra VN còn nhập bò từ Thái Lan, Campuchia…, trong đó chủ yếu qua con đường tiểu ngạch, không được kiểm soát tốt chất lượng.
Khi tham gia TPP, 2 sản phẩm yếu thế nhất của ngành chăn nuôi Việt Nam là thịt bò và thịt lợn, vì giá thành sản xuất trong nước cao hơn giá sản phẩm nhập khẩu.
Thách thức đè nặng, nhấn chìm trước sóng lớn, mong manh như đèn trước gió, vật hi sinh cho TPP … là những từ ngữ khá nặng nề mà chuyên gia kinh tế nói về ngành chăn nuôi Việt Nam khi tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, khi tham gia TPP, hai sản phẩm yếu thế nhất của ngành chăn nuôi Việt Nam là thịt bò và thịt lợn, vì giá thành sản xuất trong nước cao hơn giá sản phẩm nhập khẩu. Trong bối cảnh thị trường các nước đòi hỏi về an toàn thực phẩm ngày càng cao, thì chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo ngại như: Quản lý sử dụng thuốc kháng sinh, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi…
Nói về sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi khi Việt Nam tham gia TPP, ông Hoàng Thanh Văn - Cục trưởng Cục chăn nuôi, Bộ NN&PTNN cho biết: “Theo nhận định, khoảng tháng 6/2017, các sản phẩm chăn nuôi của các nước trong khối TPP sẽ vào Việt Nam một cách ồ ạt. Lúc đó, ngành chăn nuôi Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt nhất”.
Nhiều ý kiến cho rằng thông tin trên sẽ ảnh hưởng đến thị trường thịt bò trong nước , cụ thể giá thịt bò sẽ tăng vì thiếu hụt nguồn cung. Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Công ty Vissan, cho biết hiện nay bò Úc nhập khẩu vào VN đều được Úc kiểm tra, giám sát. Ví dụ, một tàu vận chuyển về VN 15.000 con bò, đưa đi đâu giết mổ đều được họ kiểm soát kỹ nhằm đảm bảo sao cho bò được chết một cách êm ái nhất. Tuy nhiên, vừa qua họ phát hiện số bò của một công ty tại Hải Phòng khi đưa về các tỉnh phía Bắc đã vi phạm về giết mổ nhân đạo. Sau đó Úc đã quyết định như trên.
Tuy vậy, theo ông Mười, các hoạt động xuất khẩu bò từ Úc sang TP.HCM, Đồng Nai… vẫn bình thường vì đạt tiêu chuẩn ESCAS. Theo tiêu chuẩn này, khâu giết mổ phải đảm bảo tính nhân đạo. “Các công ty, cơ sở giết mổ đạt tiêu chuẩn được Úc cấp giấy chứng nhận như Vissan thì không bị ảnh hưởng vì vẫn được nhập bò từ Úc về bình thường” - ông Mười cho biết thêm.
Trong khi đó, một công ty thực phẩm dự báo lệnh cấm của Úc có thể ảnh hưởng đến giá thịt bò vì VN là nước
nhập khẩu bò Úc lớn thứ hai thế giới, bò Úc hiện chiếm lĩnh siêu thị Việt. “Nếu tình trạng giết mổ bò không đáp ứng tiêu chuẩn tiếp tục tái diễn, phía Úc có thể phải tạm dừng toàn bộ việc xuất khẩu bò sống sang VN. Điều này sẽ gây thiệt hại lớn cho các cơ sở giết mổ chế biến đã được trang bị dây chuyền hiện đại, tuân thủ quy trình giết mổ nhân đạo và người tiêu dùng cũng chịu thiệt” - đại diện doanh nghiệp (DN) trên cảnh báo.
Song vị đại diện DN này cũng lưu ý rằng thịt bò hiện chỉ chiếm khoảng 10%-15% thị trường thịt, còn thịt heo chiếm 70% và thịt heo vẫn là lựa chọn chính của người tiêu dùng Việt. Do vậy, nếu thịt bò tăng giá thì thịt heo, gà, vịt… sẽ bù vào và tiêu thụ tốt hơn, cho nên không nên quá lo lắng.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cũng cho biết nước nào cũng cấm việc vi phạm giết mổ nhân đạo, do đó DN VN vi phạm và bị phạt là đúng. “Cục đang cùng đại sứ quán VN tại Úc kết nối với chính phủ Úc tìm ra những cơ sở giết mổ lậu, vi phạm giết mổ nhân đạo để xử phạt nghiêm và kiểm soát chặt tình trạng này” - ông Dương khẳng định.
Theo thống kê, nhu cầu thị trường VN hiện trên 3.000 con bò thịt mỗi ngày, riêng TP.HCM là 600 con. VN phải nhập nhiều bò Úc vì nguồn cung trong nước thiếu. Ngoài ra VN còn nhập bò từ Thái Lan, Campuchia…, trong đó chủ yếu qua con đường tiểu ngạch, không được kiểm soát tốt chất lượng.
Khi tham gia TPP, 2 sản phẩm yếu thế nhất của ngành chăn nuôi Việt Nam là thịt bò và thịt lợn, vì giá thành sản xuất trong nước cao hơn giá sản phẩm nhập khẩu.
Thách thức đè nặng, nhấn chìm trước sóng lớn, mong manh như đèn trước gió, vật hi sinh cho TPP … là những từ ngữ khá nặng nề mà chuyên gia kinh tế nói về ngành chăn nuôi Việt Nam khi tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, khi tham gia TPP, hai sản phẩm yếu thế nhất của ngành chăn nuôi Việt Nam là thịt bò và thịt lợn, vì giá thành sản xuất trong nước cao hơn giá sản phẩm nhập khẩu. Trong bối cảnh thị trường các nước đòi hỏi về an toàn thực phẩm ngày càng cao, thì chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo ngại như: Quản lý sử dụng thuốc kháng sinh, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi…
Nói về sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi khi Việt Nam tham gia TPP, ông Hoàng Thanh Văn - Cục trưởng Cục chăn nuôi, Bộ NN&PTNN cho biết: “Theo nhận định, khoảng tháng 6/2017, các sản phẩm chăn nuôi của các nước trong khối TPP sẽ vào Việt Nam một cách ồ ạt. Lúc đó, ngành chăn nuôi Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt nhất”.